Trong nền y học hiện đại, phương pháp sinh mổ đã trợ giúp rất nhiều mẹ bầu khó sinh ‘vượt cạn’ thành công. Tuy nhiên, cũng có không ít chị em lo lắng vì vết sẹo mổ đẻ bị lồi sau khi sinh và mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì và làm sao để khắc phục?
1. Nguyên nhân khiến vết sẹo mổ đẻ bị lồi
Vết mổ sau sinh có thể là vết rạch ngang hoặc dọc, dài khoảng 10 – 15 cm. Trong đó, vết mổ rạch ngang được sử dụng phổ biến hơn cả, khoảng 95% số vết mổ đẻ bởi lý do thẩm mỹ, ít chảy máu hơn và nguy cơ rách vết mổ cũ ở lần sinh tiếp theo cũng thấp hơn.
Vết mổ sau sinh sẽ lành lại sau một thời gian. Vết sẹo để lại thường mảnh và có màu trắng nhạt. Nhưng đôi khi, do cơ chế lành sẹo hoạt động quá mức, các mô sẹo mới hình thành nằm chồng lên nhau, tạo ra một vết sẹo lồi, có hình dáng xù xì, gồ lên trên bề mặt da, gây mất thẩm mỹ.
Không ít chị em gặp phải trường hợp vết sẹo mổ đẻ bị đỏ và lồi sau khi lành thương
Các nguyên nhân khiến vết sẹo sinh mổ bị lồi có thể kể đến như:
- Vết mổ bị nhiễm trùng: Nếu vết mổ sau sinh không được chăm sóc đúng cách, sẽ bị mưng mủ, nhiễm trùng và tăng nguy cơ bị sẹo lồi.
- Trong vết mổ có dị vật: Trong quá trình lành thương, nếu vết mổ bị dính bụi bẩn, lông động vật, nước hay các dị vật khác sẽ có nguy cơ cao phát triển sẹo lồi sau khi lành thương.
- Do cơ địa sẹo lồi: Với các chị em phụ nữ có cơ địa dễ hình thành sẹo lồi thì nguy cơ vết mổ sau sinh bị lồi cao hơn so với người bình thường.
- Do sắc tố da: Những người có làn da sẫm màu dễ bị sẹo lồi sau sinh hơn so với người người có làn da trắng.
2. Các cách làm mờ vết mổ đẻ bị sẹo lồi
Nhiều chị em truyền tai nhau cách làm mờ vết sẹo mổ sau sinh bằng các nguyên liệu thiên nhiên như sử dụng tinh bột nghệ, vitamin E, chanh tươi, mật ong, rau má, hành tây, nha đam… Nhưng những cách này thường mang lại hiệu quả khá hạn chế, đa phần chỉ có tác dụng làm mềm sẹo và làm sáng vùng da sẹo. Nếu áp dụng không đúng cách cũng có thể gây kích ứng da, nhất là ở những cơ địa nhạy cảm.
Rau lang được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có khá nhiều người tỏ ra lo ngại rau lang sẽ gây nên sẹo lồi khi bị thương, tương tự như rau muống. Vậy, ăn rau lang có bị lồi thịt không?…
Hiện nay, sẹo lồi có thể được khắc phục hiệu quả hơn bằng các cách sau đây:
2.1. Khắc phục sẹo lồi với liệu pháp laser
Áp dụng liệu pháp laser có thể giúp giảm kích thước sẹo lồi, đồng thời cải thiện màu sắc của sẹo nhờ laser có khả năng phá hủy các mạch máu. Tuy nhiên,trị sẹo bằng laser, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao.
Trị liệu laser có thể giúp cải thiện tình trạng vết sẹo mổ đẻ bị lồi
2.2. Tiêm steroid
Tiêm steroid là một trong những cách làm phẳng sẹo lồi được áp dụng phổ biến hiện nay. Thuốc tiêm thường dùng là triamcinolone acetonide sẽ được tiêm trực tiếp vào mô sẹo để giúp phá hủy tổ chức mô xơ của sẹo. Từ đó giúp làm mềm và giúp xẹp sẹo lồi.
Tiêm steroid trị sẹo lồi cũng có thể để lại một số tác dụng không mong muốn như teo da tại vùng tiêm, giãn mạch, mất sắc tố,…
2.3. Phẫu thuật loại bỏ sẹo
Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ vết sẹo lồi. Phương pháp này chỉ được chỉ định cho một số đối tượng và thường kết hợp với các phương pháp khác như dán silicone, tiêm corticosteroid,… để đạt hiệu quả điều trị sẹo cao hơn.
2.4. Dùng kem trị sẹo
Hiện nay, dùng kem trị sẹo lồi được nhiều chị em lựa chọn hơn cả bởi ưu điểm ít tốn kém, dễ dàng thực hiện tại nhà và ít tác dụng phụ. Chỉ cần kiên trì sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vết sẹo lồi sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Một trong những sản phẩm kem trị sẹo được tin chọn là Scargel Plus thuộc thương hiệu DottorPrimo đến từ Ý.
Scargel Plus sở hữu công thức độc đáo với các thành phần đặc trị sẹo, giúp kích thích quá trình tự chữa lành của vết thương. Nổi bật là Neozone 4000 – Ozone hóa dầu hướng dương có tác dụng thúc đẩy tái tạo mô, kháng viêm và kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình lành thương. Chiết xuất hành tây giúp điều tiết sự sản sinh Collagen và Elastin, nhờ đó ngăn chặn nguy cơ phát triển sẹo lồi hiệu quả. Hoạt chất Allantoin, Hyaluronic Acid, chiết xuất nha đam, Collagen thủy phân giúp cấp ẩm, làm mềm và làm mờ sẹo, đồng thời hạn chế tình trạng vết sẹo bị thâm sạm.
Đặc biệt, bạn có thể sử dụng kem trị sẹo Scargel Plus ngay khi vết thương còn ướt (giai đoạn tái tạo mô) để lành thương nhanh hơn và ngăn ngừa sẹo lồi hình thành sau này. Ngoài ra, công thức sản phẩm cũng được đánh giá lành tính, an toàn cho mẹ bỉm sữa.
Scargel Plus là sản phẩm hỗ trợ điều trị sẹo được nhiều chị em tin chọn hiện nay
>> Truy cập ngay TẠI ĐÂY để đặt mua kem trị sẹo Scargel Plus nhanh chóng. Ngoài ra, người dùng còn có thể tìm mua sản phẩm tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.
3. Một số bí quyết giúp vết mổ sau sinh nhanh lành, không hình thành sẹo
Để giúp vết mổ sau sinh nhanh lành, tránh phát triển thành sẹo lồi, mẹ bỉm sữa nên:
- Nên chăm sóc vết thương đúng cách, cần phải giữ cho vết mổ luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Khi thay băng vết mổ cần đảm bảo vệ sinh, vô trùng. Sau khi cắt chỉ, chị em vẫn cần chăm sóc vết mổ cẩn thận, theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh hình thành sẹo lồi hoặc bị đỏ, ngứa.
- Tuyệt đối không nên dùng tay sờ, gãi hoặc chà vết mổ vì có thể khiến vết mổ bị nhiễm trùng, tổn thương và hình thành sẹo lớn, chai lì.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và cần kiêng ăn rau muống, hải sản, thịt bò và các thực phẩm cay nóng.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Mặc quần áo quá chật có thể gây cọ sát vào vết mổ, khiến quá trình lành thương diễn ra lâu hơn.
- Mỗi ngày, nên đi lại nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, để giúp vết mổ nhanh lành, đồng thời tránh tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu, hình thành cục máu đông.
- Không nên tập luyện thể thao trong quá trình vết sẹo đang lành khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.
Vết sẹo mổ đẻ bị lồi gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, thậm chí có thể khiến chị em cảm thấy tự ti khi diện những trang phục gợi cảm. Do đó, khi nhận thấy vết sẹo mổ bất thường nên thăm khám hoặc khắc phục kịp thời, tránh để sẹo lồi phát triển lâu ngày, gây khó khăn cho việc chữa trị.