Dùng kem trị sẹo thâm cho bé là một trong những cách trị sẹo ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay. Khi trẻ di chuyển, vui chơi hay chạy nhảy, tổn thương ngoài da là điều khó tránh khỏi. Nếu không được điều trị đúng lúc, đúng cách, có thể để lại vết sẹo khó lành, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và tâm lý của con khi trưởng thành.
Do đó, hãy giúp con yêu làm mờ sẹo thâm đang hình thành, thông qua 5 cách dưới đây trong thời gian sớm nhất, để đạt được kết quả toàn diện, bố mẹ nhé!
1. Nguyên nhân hình thành sẹo ở trẻ
Khác với người trưởng thành, làn da của trẻ em vô cùng nhạy cảm. Cụ thể:
- Lớp thượng bì có kết cấu mỏng, mềm mại với rất nhiều mao mạch.
- Lớp sừng, sợi cơ, sợi đàn hồi, nang lông và tuyến bã nhờn chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Tuyến mồ hôi đã phát triển nhưng chưa hoạt động.
- Hệ thần kinh chưa được hoàn thiện nên vai trò điều hòa thân nhiệt rất kém.
- Hơn hết, chức năng bảo vệ của da ở trẻ em yếu hơn so với người lớn.
Do đó, khi gặp phải 4 tác nhân dưới đây, làn da của bé dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và để lại sẹo xấu:
Vết đốt của muỗi: Ngoài đốt vào da thịt, muỗi có thể “tiêm” nước bọt vào trong. Nếu cơ thể của bé dị ứng với nước bọt của muỗi thì lúc này, vết đốt trở nên sưng và đau. Sau đó, vết đốt khô lại, đóng mài và khi lớp mài biến mất, sẹo xấu bắt đầu hình thành trên da trẻ em.
Vết đốt của muỗi nếu không xử lý đúng cách có thể để lại sẹo xấu trên da của bé
Da bị trầy xước do vật nhọn: Khi va chạm với đồ vật sắc nhọn, làn da của bé dễ bị trầy xước. Ban đầu, vết xước có thể không chảy máu nhưng đóng vảy đen rất nhanh chỉ sau vài ngày. Đến khi lớp vảy bong đi, bố mẹ dễ nhận thấy trên làn da của trẻ xuất hiện đường sẹo dài, kích thước mảnh hoặc dày (tùy theo cơ địa).
Côn trùng cắn: Vết cắn từ các loài côn trùng như kiến ba khoang, ong và rệp giường không chỉ tổn thương làn da của trẻ, mà còn có nguy cơ tạo sẹo nếu như không được xử lý kịp thời.
Bị phỏng bô: Vết sẹo do phỏng bô có kích thước rộng, màu sắc rất sẫm trên làn da trẻ em. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do tính hiếu động, thích chạy nhảy của con, hoặc do bố mẹ vô ý, để bé tiếp xúc với bô xe máy ở nhiệt độ cao.
2. Tổng hợp 5 cách trị sẹo cho bé phổ biến nhất hiện nay
Có một vết sẹo trên da không đơn thuần là một tổn thương vật lý, mà còn tác động đến tâm lý của trẻ khi trưởng thành. Vì thế, khắc phục sẹo xấu cho con yêu ngay từ sớm là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là 5 cách chữa sẹo ở trẻ em phổ biến mà quý phụ huynh nên tham khảo:
2.1. Bí quyết trị sẹo cho bé từ nguyên liệu thiên nhiên
Khi nhắc đến cách trị sẹo ở trẻ em, ít có phương pháp nào an toàn cho da của bé hơn là những nguyên liệu tự nhiên. Trong đó, có thể kể đến như:
– Nha đam: Với thành phần kháng khuẩn và kháng viêm, nha đam giúp xóa mờ vết thâm, khắc phục sẹo xấu ở trẻ.
- Thoa trực tiếp gel nha đam lên vết sẹo.
- Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu.
- Để khô tự nhiên và không cần rửa lại với nước.
Nha đam có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và ngăn ngừa tạo sẹo ở trẻ em
– Tinh bột nghệ: Với hoạt chất Curcumin, tinh bột nghệ hỗ trợ giảm viêm, sát khuẩn và khắc phục thâm sẹo cho bé.
- Trộn đều 1 muỗng bột nghệ với ½ hũ sữa chua không đường.
- Nhẹ nhàng đắp hỗn hợp lên da của bé. Giữ trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước mát.
– Mật ong: Mật ong có công dụng dưỡng ẩm, kích thích tái tạo mô và phục hồi làn da mịn màng, khỏe mạnh cho trẻ.
- Trộn đều 1 muỗng mật ong nguyên chất với 1 muỗng baking soda.
- Thoa hỗn hợp lên khu vực bị sẹo, massage từ 3 – 5 phút.
- Tiếp tục chườm khăn ấm lên vết sẹo. Sau khi khăn nguội, bố mẹ hãy lau sạch lớp mặt nạ đi nhé!
Mật ong giúp dưỡng ẩm, kích thích tái tạo mô và chữa lành tổn thương trên da của bé
– Nước cốt chanh: Thành phần axit trong nước cốt chanh giúp làm sáng vết thâm trên da, cải thiện sẹo xấu ở trẻ.
- Vệ sinh thật sạch vùng da xung quanh vết sẹo của bé.
- Thấm bông gòn vào nước cốt chanh. Sau đó, chấm lên khu vực có sẹo.
- Giữ trong 10 phút. Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch.
2.2. Tuyệt chiêu xóa mờ sẹo thâm cho trẻ từ chiết xuất hành tây
Bạn có thể ngạc nhiên trước công dụng xóa sẹo của hành tây nhưng đây thực sự là giải pháp tuyệt vời để “tạm biệt” sẹo xấu (đặc biệt là sẹo lồi) trên làn da của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất hành tây hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa sẹo đổi màu và ức chế Collagen sản sinh trong mô. Nhờ đó, vết sẹo được làm mờ nhanh chóng, giảm đi kích thước đáng kể.
Hành tây hỗ trợ giảm viêm, ức chế tăng sinh Collagen trong mô để ngăn ngừa sẹo lồi xuất hiện
Thông thường, nhiều phụ huynh ép nước hành tây tươi, thoa trực tiếp lên vết sẹo và để khô tự nhiên. Đây là một cách hữu dụng nhưng rất phí thời gian (vì bạn phải rửa sạch, sơ chế cũng như làm nước ép hành tây). Hơn hết, nước củ hành tây không thẩm thấu tốt vào da. Lý do là cách thực hiện thủ công, chưa trải qua công nghệ tinh chiết. Vì thế, dưỡng chất vẫn ở dạng phân tử thô to, khó tác động đến lớp hạ bì để cải thiện sẹo dứt điểm.
Vẫn là chiết xuất hành tây nhưng thay vì ép trực tiếp, bố mẹ nên chọn mua kem trị sẹo cho bé có chứa thành phần này. Cách này giúp loại bỏ sẹo đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, cũng như đem lại kết quả như mong muốn.
2.3. Dùng vitamin E để cải thiện sẹo cho trẻ
Ngày nay, phần lớn phụ huynh đều “mách nhau” về cách trị sẹo bằng vitamin E. Nhưng, cách này liệu có đạt được hiệu quả?
Một nghiên cứu cho thấy, trẻ em có vết sẹo do phẫu thuật hoặc do tác động vật lý, khi thoa vitamin E lên da 3 lần/ngày thì tình trạng thâm sẹo được cải thiện đáng kể, đồng thời hạn chế sẹo lồi phát triển.
Vitamin E được cho là có thể cải thiện sẹo xấu ở trẻ em
Trong khi đó, một số báo cáo cho rằng, vitamin E có thể trị sẹo ở trẻ em, nhưng cần thêm nghiên cứu để xác nhận điều này. Hơn hết, kết quả chữa sẹo tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé và trong một số trường hợp, dùng vitamin E tiềm ẩn tác dụng phụ như viêm da tiếp xúc, kể cả khiến vết sẹo trở nên xấu hơn.
Thế nên, trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa sẹo nào, bố mẹ cũng phải tìm hiểu thật kỹ thông tin. Nếu cần thiết, bạn hãy đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.
2.4. Can thiệp mờ sẹo bằng phương pháp laser
Khi trẻ đã lớn, bố mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn giải pháp mờ sẹo, nếu như đây là khuyết điểm khiến trẻ tự ti và khó chịu. Thông thường, bác sĩ gợi ý chiếu tia laser để khắc phục sẹo hoàn toàn. Dù vậy, liệu pháp laser chỉ được áp dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và trước khi thực hiện, bé phải chờ thêm 1 năm nữa để vùng da bị sẹo lành hẳn.
Hơn hết, phụ huynh cần hiểu rằng, chiếu tia laser không phải biện pháp tốt nhất. Nhiều trường hợp trẻ em sau khi được chữa bằng cách này thì màu sắc, độ lồi và kết cấu của vết sẹo vẫn nguyên vẹn, không có bất kỳ thay đổi nào. Vì thế, bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi cho bé can thiệp mờ sẹo bằng tia laser, để tránh tốn kém thời gian và chi phí nhé!
2.5. Sử dụng kem trị sẹo thâm cho bé
Trên thị trường có nhiều kem bôi liền sẹo cho bé. Nhưng, sản phẩm sở hữu công thức ưu việt, mang tính đột phá và cực kỳ an toàn với trẻ em, phải kể đến kem hỗ trợ trị sẹo vết thương hở Scargel Plus.
Được ứng dụng công nghệ Neozone độc quyền từ Ý, Scargel Plus là “khắc tinh” của tất cả loại sẹo, bao gồm sẹo thẩm mỹ, sẹo tai nạn, sẹo phẫu thuật, sẹo mụn, sẹo thâm, sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Để làm được điều này, tất cả là nhờ thành phần Neozone 4000 0,15% trong sản phẩm. Không chỉ chữa sẹo ngay cả khi sẹo còn ướt, Neozone 4000 0,15% còn kháng viêm, kháng khuẩn, kích thích tái tạo mô da và từ đó, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tạo sẹo.
Gel bôi trị sẹo Scargel Plus với ứng dụng công nghệ NEOZONE 4000 độc quyền từ Ý, góp phần đẩy nhanh quá trình lành thương và ngăn ngừa sẹo hình thành ở trẻ
Ngoài Neozone 4000, một ưu điểm khác của Scargel Plus chắc chắn sau khi biết được, thể nào bố mẹ cũng phải tìm mua sản phẩm về ngay cho mà xem. Đó là bảng thành phần có chứa chiết xuất hành tây cùng với tinh chất lá nha đam.
Hai thành phần này rất phổ biến trong công thức thiên nhiên chữa sẹo. Nhưng, thay vì phải sơ chế sau đó thoa lên da của trẻ. Giờ đây, quý phụ huynh dễ dàng tìm thấy cả hai trong Scargel Plus ở cấu trúc gel mỏng nhẹ, cho phép dưỡng chất từ hành tây và nha đam phân phối đều khắp bề mặt da. Từ đó, hỗ trợ giảm ngứa, giảm đỏ, giảm thâm sẹo. Đồng thời, làm sáng vết thâm, điều tiết sản xuất Collagen và Elastin, cho da giảm sẹo lồi, làm đầy sẹo lõm.
Ngoài ra, Scargel Plus bổ sung thêm Allantoin 0,5% giúp vết thương mau lành, Hyaluronic acid hỗ trợ dưỡng ẩm, làm mềm sẹo và phục hồi làn da mịn màng cho bé.
3. Giải pháp giúp phòng ngừa sẹo thâm cho trẻ
Để vết sẹo không ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của con thì ngoài áp dụng cách chữa, bố mẹ phải chú ý cách phòng ngừa dưới đây:
3.1. Chăm sóc vết thương đúng cách giúp ngừa sẹo ở trẻ em
Ngay khi trẻ em gặp tổn thương ngoài da, phụ huynh cần có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời để hạn chế nguy cơ tạo sẹo:
- Nhẹ nhàng làm sạch vết thương của trẻ bằng nước sạch và mát.
- Thoa mỡ kháng sinh và băng bó với băng gạc trong trường hợp vết thương lớn, sâu.
*Lưu ý: Không được sát trùng da của bé bằng xà phòng, muối i – ốt, nước oxy già và rượu vì có thể khiến tiến trình hồi phục trở nên chậm hơn.
Chăm sóc vết thương kịp thời và đúng cách là giải pháp ngừa sẹo ở trẻ em
3.2. Không để trẻ bóc mài vết thương đang lành
Ở giai đoạn phục hồi, vết thương bắt đầu đóng mài và tạo cảm giác ngứa ngáy. Điều này khiến trẻ em khó chịu, thường xuyên dùng tay để gãi, bóc đi lớp mài trên da.
Nếu thấy được hành động trên, bố mẹ nên ngăn lại, nhắc nhở bé nhà không nên tự ý gỡ mài vì có thể khiến miệng vết thương hở ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, hình thành vết sẹo lớn hơn, khó chữa hơn sau này.
3.3. Sử dụng kem chống nắng cho bé
Để tránh vết sẹo trở nên sẫm màu, khó điều trị dứt điểm, phụ huynh nên thoa kem chống nắng cho bé mỗi khi ra ngoài. Trong đó, sản phẩm được chọn phải an toàn với trẻ em và có chỉ số SPF từ 35 trở lên.
Trước khi sử dụng, bố mẹ cần chú ý rửa sạch, lau khô vùng da quanh sẹo để tạo điều kiện cho kem chống nắng thẩm thấu tốt. Bạn cũng không cần phải thoa quá nhiều kem, chỉ cần một lớp mỏng nhẹ lên da là đủ và hãy thường xuyên thoa nhắc lại sau mỗi 30 phút để tăng hiệu quả chống tia UV, bảo vệ làn da của con nhé!
Hãy hỗ trợ hoặc hướng dẫn thoa kem chống nắng hằng ngày để tránh vết sẹo trở nên sẫm màu, khó chữa trị sau này
3.4. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng khoa học giúp làm mờ và ngăn ngừa sẹo thâm ở trẻ. Do đó, quý phụ huynh hãy ghi nhớ, bổ sung vào bữa ăn hằng ngày của con thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, nấm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, nước cam… để vết sẹo không trở nên tệ hơn.
Ngoài ra, bố mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, sữa, bông cải xanh… để kích thích tái tạo da, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và chữa lành vết thương.
Bị sẹo kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người (đặc biệt là phái nữ) hiện nay. Theo đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình lành thương. Ngoài bổ sung dưỡng chất cần thiết thì còn có thực phẩm nên kiêng khem,…
3.5. Đến gặp bác sĩ khi cần thiết
Nếu vết thương quá nặng, có nguy cơ tạo sẹo thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, để được xử lý kịp thời. Thông thường, bác sĩ có thể khâu hoặc sử dụng loại băng đặc biệt, để nối liền da với nhau, giảm hình thành sẹo xấu.
Nhìn chung, thoa kem trị sẹo cho bé là một trong những giải pháp tuyệt vời bố mẹ nên áp dụng, bên cạnh đắp nguyên liệu tự nhiên, sử dụng vitamin E hay chiếu tia laser đầy rủi ro. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ có thể bị thương một vài lần. Nhưng, nếu được chăm sóc cẩn thận, lưu ý những vấn đề trên đây và tham khảo ý kiến của bác sĩ thì vết sẹo nhanh chóng biến mất, cho da bé trở nên mịn màng.