Sẹo đỏ bao lâu thì hết là vấn đề được nhiều người (nhất là phái đẹp) quan tâm hiện nay. Thông thường, màu đỏ của vết sẹo là do mạch máu bên dưới vết thương tạo ra, nhằm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, kích thích quá trình chữa lành.
Dù vậy, đây cũng là “khuyết điểm” khiến chị em trở nên tự ti, ngại giao tiếp và hơn hết, thời gian sẹo đỏ biến mất phụ thuộc vào cách xử lý và chăm sóc vết thương, mức độ cũng như vị trí tổn thương trên da. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đừng bỏ qua thông tin hữu ích trong bài viết bên dưới nhé!
1. Da bị sẹo đỏ là gì và bao lâu thì hết?
Giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, cơ thể nhận được tín hiệu thúc đẩy tuần hoàn máu đến vết thương nhằm kích thích cơ chế chữa lành. Cụ thể, một phần của dòng máu lưu thông được tạo ra tức thời bởi nhiều mạch máu mới, gọi là Angiogenesis (hiện tượng bình thường trong giai đoạn sinh trưởng và làm lành vết thương).
Trong khi đó, mạch máu hiện tại giãn ra nhằm cung cấp lượng máu nhiều hơn. Tế bào miễn dịch, chất dinh dưỡng cùng với yếu tố tăng trưởng cũng được vận chuyển tới vết thương để tiến hành sửa chữa. Lúc này, làn da trải qua tác động vật lý của quá trình viêm, dẫn đến xuất hiện vết sẹo thâm đỏ.
Màu đỏ của sẹo là do mạch máu dưới vết thương tạo ra, nhằm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết kích thích quá trình chữa lành
Theo mô tả, đây là một khối có màu đỏ hồng, căng phình và nổi cộm trên da, thậm chí lộ cả mạch máu bị giãn bên dưới. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẹo thâm đỏ giảm đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Do đó, không ít chị em thắc mắc da bị sẹo đỏ bao lâu thì hết?
Nhiều nghiên cứu cho rằng, sẹo đỏ tồn tại trên da trung bình 7 tháng, 12 tháng hoặc lâu hơn, tùy vào mức độ và vị trí tổn thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng đổi màu của sẹo trở nên vĩnh viễn. Điều này xảy ra thường xuyên với sẹo lồi và sẹo phì đại.
Sẹo lồi ở môi là nỗi lo ngại với nhiều chị em, vì môi nằm ở vị trí dễ nhìn nên có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn khuôn mặt. Hơn nữa, da môi còn mỏng manh hơn những bộ phận khác trên cơ thể nên việc điều trị…
Cả hai loại sẹo được hình thành do quá trình sản xuất Collagen dư thừa, đều có màu đỏ sẫm, nhô cao trên da, tạo cảm giác sần khi sờ vào. Điểm khác biệt là sẹo lồi phát triển vượt ngoài ranh giới của vết thương ban đầu, trong khi sẹo phì đại chỉ giới hạn trong khu vực bị tổn thương.
2. Phân loại các dạng sẹo đỏ trên khuôn mặt
Ngoài quan tâm sẹo đỏ bao lâu thì hết, nhiều người cũng tìm hiểu có bao nhiêu loại sẹo thâm đỏ hiện nay. Theo đó, vết sẹo bị đỏ được chia thành 5 loại, bao gồm:
2.1. Sẹo bị đỏ do mụn
Mụn là bệnh lý về da nhạy cảm, đòi hỏi cách điều trị nhẹ nhàng và khéo léo. Do đó, khi gặp phải tác động bất lợi, khiến da bị tổn thương như: tự ý nặn mụn, vệ sinh da kém, xử lý không đúng cách làm cho mụn tái phát nhiều lần hoặc không chống nắng khi ra ngoài trời – tất cả đều kích thích hình thành sẹo đỏ.
Chăm sóc da mụn không đúng cách là tác nhân để lại vết sẹo thâm đỏ khó chữa, kém thẩm mỹ
2.2. Sẹo đỏ do tăng sắc tố
Nếu sẹo thâm ở hai bên má đổi sang nâu đỏ, điều này cho thấy quá trình tăng sắc tố đang diễn ra. Ít ai biết rằng mụn trứng cá thể nặng khiến tế bào da bị phá hủy, dẫn đến Melanin* được sản xuất nhiều hơn và hậu quả là hình thành sẹo đỏ “mất thẩm mỹ” trên khuôn mặt.
*Melanin là sắc tố quyết định màu da và màu tóc của mỗi người.
2.3. Sẹo đỏ do tai nạn
Tổn thương do phỏng bô, côn trùng cắn, vết cắt hoặc trầy xước chiếm kích thước rất lớn trên da. Điều này khiến quá trình phục hồi trở nên chậm hơn, tăng nguy cơ tạo sẹo, đặc biệt là sẹo thâm đỏ.
2.4. Sẹo rỗ thâm đỏ do thiếu Melanin
Đôi khi, tổn thương trên da kéo theo tế bào Melanocytes ở lớp đáy thượng bì giảm hoạt động hoặc mất khả năng sản xuất Melanin. Kết quả là mô sẹo màu đỏ hình thành trên khuôn mặt, dễ dàng nhận biết ở người có màu da tối.
2.5. Sẹo đỏ trên mặt do giãn mao mạch vĩnh viễn
Sau tổn thương mụn trứng cá, không chỉ tế bào da bị hư hại, mà còn xảy ra hiện tượng giãn mao mạch vĩnh viễn. Điều này khiến da bị phát ban (hay còn gọi Erythema), xuất hiện vết sẹo thâm đỏ ở hai bên má, đồng thời dễ nhìn thấy ở vùng da sáng màu.
3. Tổng hợp cách trị sẹo đỏ thông dụng nhất hiện nay
Dưới đây là TOP 3 phương pháp cải thiện sẹo đỏ được nhiều người chia sẻ:
3.1. Khắc phục da bị sẹo đỏ bằng nguyên liệu thiên nhiên
Để làm mờ sẹo đỏ trên da, chị em có thể tận dụng nguyên liệu dễ dàng tìm thấy ngay trong gian bếp như:
- Hành tây
Hành tây là nguyên liệu trị sẹo hàng đầu được chuyên gia đánh giá cao. Hành tây chứa hoạt chất Quexitin có tác dụng chống oxy hóa, đẩy lùi gốc tự do, kháng viêm, giảm đỏ và kiểm soát sản xuất Collagen. Nhờ đó, vết sẹo trông bớt lồi hơn, đem lại thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Thông thường, chị em tự làm “kem hành tây” thủ công tại nhà. Song, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên điều trị bằng chế phẩm có chiết xuất hành tây..
- Nha đam:
Rửa sạch, sơ chế và chiết lấy gel bên trong nha đam. Thoa lên vùng sẹo, sau khoảng 20 phút thì rửa mặt thật sạch bằng nước ấm. Với thành phần chứa nhiều vitamin – khoáng chất, nha đam được chứng minh công dụng tái tạo tế bào, dưỡng ẩm, làm mềm và khắc phục sẹo đỏ.
Trị sẹo bằng nha đam là bí quyết chăm sóc da đơn giản và ít tốn kém. Song, không phải ai cũng áp dụng đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây giúp bạn nắm rõ cách thực hiện, cũng như một số lưu ý…
- Mật ong
Mật ong có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm mờ sẹo đỏ trên da. Chỉ cần sau khi làm sạch, chị em thoa một lớp mật ong thật mỏng lên vùng sẹo, massage khoảng 5 – 10 phút, rửa lại bằng nước ấm là có thể cải thiện thâm mụn đáng kể.
- Chanh tươi
Quả chanh chứa nhiều vitamin C và hoạt chất chống oxy hóa, hỗ trợ trung hòa gốc tự do, tăng độ đàn hồi cũng như làm mờ thâm đỏ trên da. Cách thức hiện là hãy thấm một ít nước cốt chanh vào bông tẩy trang. Sau đó, thoa lên vùng da bị sẹo, giữ trong 10 phút và cuối cùng rửa sạch bằng nước ấm.
Chỉ cần dùng chanh hoặc mật ong là có thể cải thiện vết sẹo đáng kể, nhờ đó mối lo ngại sẹo đỏ bao lâu thì hết hoàn toàn biến mất
3.2. Xóa mờ sẹo đỏ trên da bằng công nghệ hiện đại
Trường hợp sẹo đỏ trên da trở nên nghiêm trọng, lâu năm và phức tạp, cách điều trị hữu hiệu là can thiệp bằng công nghệ hiện đại như:
– Lột da hóa học: Đây là phương pháp sử dụng một loại mặt nạ có tên Trichloroacetic axit (TCA) để đắp lên da.
- Ưu điểm: Hỗ trợ cải thiện sẹo đỏ nhưng tỷ lệ thành công thấp, chỉ 25% người áp dụng thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Nhược điểm: Kích ứng, bong da, nhiễm trùng, tạo sẹo, tăng sắc tố sau viêm là những biến chứng sau khi lột da hóa học ở cơ sở không uy tín, kỹ thuật không chuẩn mực (để quá lâu, bôi quá nhiều lớp).
– Chiếu tia laser trị sẹo: Đây là phương pháp sử dụng chùm tia laser có bước sóng phù hợp tác động vào lớp thượng bì, nhằm loại bỏ lớp da chết phía trên, tái tạo tế bào trẻ hơn bên dưới.
- Ưu điểm: Hỗ trợ giảm thâm, làm mờ sẹo đỏ và cải thiện độ săn chắc cho da.
- Nhược điểm: Gây ra phản ứng đau, nóng rát và tạo sẹo ở người có làn da nhạy cảm.
Tia laser không phù hợp với da nhạy cảm vì gây đau nhức, kích ứng và thậm chí tạo vết sẹo mới
– Lăn kim (microneedling): Đây là phương pháp sử dụng mũi kim siêu nhỏ tác động lên vết sẹo, nhằm tạo ra tổn thương giả, kích thích sản sinh Collagen – Elastin.
- Ưu điểm: Hỗ trợ làm mịn da khi Collagen được tổng hợp, qua đó giảm hình thành sẹo đỏ đáng kể.
- Nhược điểm: Lăn kim trị sẹo ở cơ sở không uy tín, dùng kim không đủ tiêu chuẩn hoặc không đảm bảo vô trùng có thể gây viêm nhiễm, rách mô liên kết, thủng mạch máu và dẫn đến tụ huyết cầu dưới da.
3.3. Sử dụng kem làm mờ sẹo đỏ cho da
Theo nhận định của chuyên gia, vết sẹo màu đỏ biểu hiện cho giai đoạn thứ hai (xung huyết/tái tạo tế bào) trong quá trình liền thương. Vì thể, không có cách nào cải thiện sẹo đỏ ưu việt và an toàn, bằng sản phẩm kem phục hồi dùng được cho giai đoạn 2 như gel hỗ trợ trị sẹo Scargel Plus, đến từ thương hiệu DottorPrimo hiện nay
5 lý do để Scargel Plus được thêm vào “wish-list” sản phẩm chăm sóc da Scargel Plus dùng được cho giai đoạn sẹo ướt nên dễ dàng khắc phục sẹo đỏ, làm da mịn hơn so với sản phẩm trị sẹo thông thường Công nghệ hiện đại: Scargel Plus được ứng dụng công nghệ độc quyền từ nước Ý – Neozone 4000 (hay còn gọi Ozone hóa dầu hướng dương). Đây là công nghệ kết hợp giữa hạt hướng dương nguyên khiết rất nhạy cảm, dễ bị biến tính và Ozone dũng mãnh nhưng tuổi thọ ngắn, góp phần tạo ra hoạt chất thông minh, có khả năng tương thích với phản ứng của cơ thể. Qua đó, đem lại hiệu quả xóa sẹo tối ưu, lâu dài. Tác động đúng thời điểm: Scargel Plus có Neozone 4000 0,15% – nồng độ kháng viêm vừa đủ cho vết thương nhẹ nên dùng được cho giai đoạn 2 (khi sẹo còn ướt). Từ đó, hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình đóng vảy, kích thích lên da non, cho vết sẹo nhanh chóng biến mất, trả lại làn da căng sáng và mịn màng như lúc trước. Công thức thiên nhiên ưu việt: Tận dụng đặc điểm lành tính của thành phần hữu cơ như chiết xuất hành tây, tinh chất nha đam, Hyaluronic Acid, Allantoin, Collagen Thủy Phân, Scargel Plus góp phần làm sạch vết thương, cấp ẩm, làm dịu da, giảm đỏ, giảm thâm sẹo, điều tiết sản sinh Collagen – Elastin. Từ đó, hỗ trợ giảm thiểu sẹo lồi, lấp đầy sẹo lõm. An toàn với mọi loại da: Do thành phần hoàn toàn lành tính nên Scargel Plus an toàn với mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm . Đạt chứng nhận lâm sàng: Gel hỗ trợ trị sẹo Scargel Plus đã được thử nghiệm cảm quan da liễu về khả năng dung nạp và độc tính trên da, đạt chứng nhận da liễu Châu Âu nên khách hàng có thể an tâm sử dụng, xóa đi “dấu tích” của sẹo đỏ kém thẩm mỹ. Nếu bạn lo lắng tình trạng sẹo đỏ khiến khuôn mặt giảm tính thẩm mỹ thì Scargel Plus không thể thiếu trên bàn trang điểm của bạn rồi. Hãy mua, dùng thử và cảm nhận nhé! |
4. Cách phòng ngừa sẹo đỏ xuất hiện trên da
Sẹo đỏ hay bất kỳ loại sẹo nào khác đều “gieo rắc” ám ảnh và tự ti cho nhiều người. Do đó, để không phải băn khoăn da bị sẹo đỏ bao lâu thì hết, bạn nên có biện pháp ngăn ngừa sẹo hình thành khi chăm sóc vết thương. Cụ thể:
4.1. Dinh dưỡng khoa học
Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất giúp bạn sở hữu làn da khỏe mạnh và đều màu. Đối với sẹo đỏ, thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin A, C, E, Collagen, Selen hoặc Beta Carotene là vô cùng cần thiết, nhằm tăng cường đề kháng, giảm viêm, kích thích tổn thương mau lành cũng như xóa mờ sẹo đỏ.
Ngoài ra, mỗi người cần chú ý kiêng ăn thịt bò, trứng, hải sản, thịt gà, đồ nếp và rau muống. Đây là thực phẩm khiến vết sẹo lồi hơn, khó chữa lành và làm cho vùng da quanh vết thương trở nên không đều màu.
Thịt bò là một trong những thực phẩm nên kiêng ăn để tránh tạo sẹo đỏ kém thẩm mỹ
4.2. Giữ cho da mặt sạch sẽ
Đối với da mụn, bạn nên làm sạch đều đặn tối đa 2 lần/ngày bằng sữa/gel rửa mặt dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên và độ pH cân bằng. Điều này giúp lỗ chân lông thông thoáng, da sạch khỏe, giảm mụn, cũng như ngừa mụn tái phát, để lại sẹo thâm.
Nhiều chị em truyền tai nhau về cách làm mờ sẹo thâm bằng kem đánh răng bởi trong kem đánh răng chứa một số chất có tác dụng hỗ trợ loại bỏ những tế bào da già cỗi, tối màu trên bề mặt da, từ đó giúp da trông sáng…
4.3. Cấp ẩm thường xuyên cho da
Sau tổn thương mụn, da trở nên khô ráp, bong tróc và sần sùi. Vì thế, cấp ẩm thường xuyên là bước chăm sóc cần thiết, nhằm hạn chế sẹo đỏ, làm dịu ngứa rát, cũng như khôi phục trạng thái tươi tắn cho da.
4.4. Thoa kem chống nắng mỗi ngày
Ánh nắng mặt trời khiến da trở nên mỏng yếu, khó lành sau tổn thương mụn và nguy cơ để lại sẹo đỏ rất cao. Đây cũng là lý do tại sao bạn nên dùng kem chống nắng thường xuyên mỗi ngày.
Đầu tiên, hãy thoa kem khoảng 20 phút trước khi ra ngoài, đồng thời thoa nhắc lại sau 2 -3 giờ khi bạn đi bơi, đi biển hoặc đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, hãy che chắn cẩn thận bằng áo khoác, nón, khẩu trang, kính râm để tăng hiệu quả chống nắng, bạn nhé!
Thoa kem chống nắng mỗi ngày giúp bảo vệ da khỏi tia UV, nhờ đó vết sẹo không bị sẫm màu và có thể mờ đi nhanh chóng
4.5. Hạn chế trang điểm
Người có làn da mụn nên hạn chế trang điểm thường xuyên. Nếu công việc bắt buộc phải make up mỗi ngày thì hãy chú ý tẩy trang và rửa mặt thật sạch, nhằm tránh mụn trở nên nghiêm trọng, dễ tạo ra sẹo thâm.
Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ da bị sẹo đỏ bao lâu thì hết và tìm được cách phục hồi tối ưu, phù hợp với tình trạng hiện tại của mình. Nhìn chung, sẹo thâm đỏ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Song, nếu chủ động đi khám, áp dụng kịp thời và đúng phương pháp thì có thể ngăn sẹo tồn tại vĩnh viễn, lấy lại làn da mịn màng, rạng ngời sức sống.