Quá trình trị sẹo vết thương hở có hiệu quả không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, phương pháp sơ cứu, chăm sóc vết thương sau đó. Thông thường, ngoài xử lý vết thương hở thật sạch, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để ngừa sẹo, các chuyên gia còn gợi ý 5 cách khắc phục sẹo cho vết thương hở tiện lợi tại nhà, từ một số nguyên liệu tự nhiên như nghệ, mật ong, nha đam, giấm tạo hoặc tinh dầu tràm trà.
Các bước thực hiện rất đơn giản. Chỉ cần đọc qua bài viết dưới đây, đảm bảo bạn có thể “thuộc lòng” bí quyết trị sẹo vết thương hở trên da hiệu quả và tiết kiệm chi phí!
1. Yếu tố nào tác động đến quá trình liền vết thương và tạo sẹo?
Thông thường, quá trình liền vết thương và tạo sẹo chịu tác động của 7 yếu tố chính sau:
- Bản chất của vết thương: Bao gồm vết thương nhỏ hay vết thương lớn, vết thương nông hay vết thương sâu. Trên thực tế, vết thương nông nhanh phục hồi và ít để lại sẹo hơn so với vết thương nông.
- Mức độ tổn thương: Vết thương nặng, bầm dập nhiều có khả năng nhiễm trùng, mưng mủ, thời gian lành lâu và tạo sẹo xấu cao hơn so với vết thương ở mức độ nhẹ.
- Cách sơ cứu vết thương: Nếu sơ cứu ban đầu đúng và kịp thời thì vết thương phục hồi nhanh hơn, hạn chế nhiễm trùng kéo dài. Trái lại, nếu cách xử lý ban đầu hời hợt, thực hiện không đúng cách có thể tăng nguy cơ mưng mủ, đau rát và để lại sẹo trên da.
- Chế độ dinh dưỡng: Bỏ bữa, ăn uống không đa dạng là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất, dẫn đến quá trình liền thương diễn ra chậm hơn.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì thời gian và khả năng liền thương ở người già càng chậm hơn so với người trẻ.
- Bệnh lý: Người bệnh đái tháo đường bị thương có khả năng lâu lành hơn người bình thường. Lý do là chỉ số đường huyết tăng cao khiến cơ thể khó chống lại vi trùng, giảm sản sinh mô hạt, dẫn đến vết thương khó phục hồi nhanh chóng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc ức chế miễn dịch Corticoid, thuốc hóa trị liệu ung thư là một số loại thuốc cản trở quá trình liền thương, tăng nguy cơ tạo sẹo.
Tốc độ liền thương và khả năng tạo sẹo phụ thuộc vào yếu tố như tuổi tác, bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc hoặc cách sơ cứu ban đầu
2. Điểm danh 5 cách trị sẹo vết thương hở hiệu quả tại nhà
Để kích thích vết thương hở mau lành và hạn chế tạo sẹo, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu sẵn có tại nhà sau:
2.1. Cách trị vết thương không để lại sẹo bằng nha đam
Đối với vết thương nhẹ, độ xâm lấn khá nông trên bề mặt da, hãy tận dụng nha đam để điều trị vết thương. Nha đam với hoạt chất Glucomannan có công dụng giảm đau, tái tạo tế bào và tăng sản xuất Collagen. Từ đó, cho da trông mịn màng, kích thích vết thương mau lành.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam, cắt lá làm đôi và chiết lấy phần gel.
- Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị tổn thương. Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu.
- Rửa sạch bằng nước ấm sau 20 phút.
Hoạt chất Glucomannan hỗ trợ giảm đau, tăng sản xuất Collagen, cho vết thương mau lành và hạn chế tạo sẹo
2.2. Bí quyết trị sẹo vết thương hở bằng giấm táo
Nếu cơ thể xuất hiện quá nhiều vết thương hở, hãy pha loãng giấm táo để tắm. Cách này hỗ trợ làm sạch, dưỡng ẩm, ngăn ngừa da nhiễm trùng và phát triển sẹo một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Pha giấm táo với nước để tạo thành dung dịch loãng.
- Dùng tay thoa nhẹ giấm táo lên vùng da bị thương, hoặc sử dụng băng sạch thấm vào hỗn hợp để đắp lên vết thương.
- Chờ đến khi giấm táo đã khô thì bạn có thể lặp lại thao tác trên đây thêm vài lần nữa, để tổn thương trên da được phục hồi nhanh hơn.
2.3. Mật ong hỗ trợ trị sẹo vết thương hở trên da
Từ lâu, mật ong đã nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, làm sạch vết thương, cũng như ngăn ngừa hình thành mô sẹo. Ngoài ra, vitamin trong mật ong còn hỗ trợ mờ thâm, cho da trông thật sáng màu.
Cách thực hiện:
- Trộn mật ong và baking soda theo tỷ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Thoa lên vùng da bị thương, massage khoảng 3 – 5 phút.
- Sau đó, tiếp tục chườm khăn ấm cho vị trí này. Đợi khăn nguội rồi lau sạch hỗn hợp.
Mật ong không chỉ kháng viêm, làm sạch vết thương, mà còn hỗ trợ mờ thâm, cho da sáng màu
2.4. Mẹo làm lành vết thương hở bằng tinh bột nghệ
Hoạt chất Curcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, cũng như thúc đẩy quá trình liền thương, hạn chế sẹo xấu trên da.
Cách thực hiện:
- Trộn 1 muỗng bột nghệ với ½ hộp sữa chua không đường để tạo thành hỗn hợp sệt mịn.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị sẹo và để trong 15 phút.
- Cuối cùng, rửa sạch bằng nước mát.
Ngoài ra, còn có cách trị sẹo vết thương hở khác bằng bột nghệ. Đó là pha loãng bột nghệ với nước ấm, sau đó thoa lên vết thương hở và băng kín bằng băng gạc.
2.5. Cách trị vết thương hở không để lại sẹo bằng dầu tràm trà
Dầu tràm trà là một nguyên liệu lành tính, hỗ trợ giảm viêm, sát khuẩn và giảm đau cho vết thương hở. Bạn có thể tận dụng tinh dầu tràm trà và tinh dầu hoa oải hương như một cách trị sẹo vết thương hở tiện lợi, nhưng hữu hiệu tại nhà.
Tinh dầu tràm trà hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu đau rát cho vết thương hở
Cách thực hiện:
- Trộn đều tinh dầu hoa oải hương với tinh dầu tràm trà theo tỷ lệ 1:1.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị tổn thương, massage nhẹ nhàng đến khi dưỡng chất thẩm thấu.
- Thực hiện cách này mỗi ngày hỗ trợ giảm sưng viêm, khử trùng và ngăn ngừa sẹo lồi phát triển.
3. Làm thế nào để da không bị sẹo sau khi vết thương liền lại?
Dưới đây là một số bí quyết giúp làn da duy trì nét đẹp mịn màng, không bị sẹo xấu sau khi vết thương liền lại:
3.1. Giữ vết thương luôn sạch để ngừa sẹo xuất hiện
Khi da gặp phải tổn thương, dù nhẹ hay nặng thì chị em đều phải vệ sinh đúng cách, để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Cụ thể:
- Hãy sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý rửa sạch vùng da bị thương.
- Tiếp đến, thoa thêm dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để tiêu diệt hoàn toàn các loại mầm bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc bào tử.
- Trong trường hợp bụi bẩn và mảnh vụn còn sót lại trong vết thương sau khi rửa, hãy dùng nhíp đã được tiệt trùng bằng cồn để loại bỏ.
Khi gặp phải vết thương, bạn nên sơ cứu nhanh và đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng, hình thành sẹo trên da
3.2. Không sử dụng hydrogen peroxide
Hydrogen peroxide (hay còn gọi là nước oxy già) là một chất khử trùng nhẹ, được sử dụng trên da, nhằm hạn chế nhiễm khuẩn ở vết thương nhỏ, vết xước hoặc bỏng. Dù vậy, oxy già không được dùng để cải thiện vết thương hở vì chúng phá hủy tế bào bạch cầu, khiến tổn thương trở nên nặng hơn, khó phục hồi nhanh chóng.
Ngoài nước oxy già thì sử dụng xà phòng hay cồn đều không đạt hiệu quả tối ưu, ngược lại có thể tăng nguy cơ kích ứng ở vết thương hở. Do đó, tốt nhất là bạn nên rửa vết thương bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ (nếu cần), để đảm bảo an toàn cho da.
3.3. Giữ ẩm thường xuyên và băng vết thương khi cần
Để ngừa sẹo cho vết thương hở, hãy thường xuyên cấp ẩm cho da. Điều này thúc đẩy tái tạo tế bào, hạn chế hình thành mô sẹo. Mặt khác, nếu vết thương quá lớn và sâu thì tốt nhất là hãy băng bó bằng các loại băng gạc vô trùng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, băng vết thương khi cần thiết giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi lên đến 50%.
Băng bó vết thương khi cần giúp tốc độ phục hồi nhanh chóng
3.4. Không dùng tay bóc mài vết thương
Trong quá trình tự lành, xung quanh vết thương bắt đầu hình thành một lớp vảy. Nhiều người vì không chịu được cảm giác ngứa ngáy, khó chịu của lớp vảy nên đã dùng tay bóc mài vết thương.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo TUYỆT ĐỐI không được thực hiện điều này vì khiến cho vết thương hở miệng trở lại, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và tăng nguy cơ tạo sẹo xấu, khó chữa.
3.5. Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống có quan hệ mật thiết đối với quá trình liền thương. Theo đó, nếu bổ sung một số thực phẩm dưới đây vào bữa ăn hằng ngày thì có thể tăng sản xuất tế bào mới, cho da trông mịn màng và giảm hình thành sẹo:
- Thực phẩm giàu protein như trứng, yến mạch, bông cải xanh, các loại hạt hoặc các loại đậu, có công dụng phục hồi vết thương, tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Thực phẩm giàu kẽm và selen như cá, trứng, nghê, sò, ngũ cốc hoặc gan, hạn chế nhiễm khuẩn, kích thích vết thương hở mau lành.
- Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, khoai tây, đu đủ, dâu tây, hỗ trợ nâng cao đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ cho vết thương hở.
- Thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau xanh có màu xanh lá đậm, bông cải trắng, bông cải xanh, cải bắp, nho, bơ, kiwi, giúp sản sinh hoạt chất thrombin, hỗ trợ quá trình đông máu diễn ra bình thường – đây cũng là giai đoạn quan trọng đầu tiên trong cơ chế liền thương.
- Thực phẩm giàu vitamin A như rau màu vàng hoặc cam, quýt, đu đủ sữa và chế phẩm từ sữa, gan động vật, rau có lá màu xanh đậm, có thể tăng sản xuất Collagen, đa dạng hóa nguyên bào sợi và kiểm soát viêm nhiễm.
Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A là một trong những bí quyết làm lành vết thương hiệu quả kiểm soát viêm nhiễm và tạo sẹo
Ngoài thực phẩm tốt cho vết thương hở, còn có một số thức ăn không nên tiêu thụ để tránh tạo sẹo. Cụ thể, thịt gà hoặc đồ nếp là đáp án cho câu hỏi trị sẹo không nên ăn gì. Các món này khiến vết thương ngứa rát, mưng mủ trong giai đoạn lên da non. Hơn hết, bạn tuyệt đối không được ăn thịt bò hay rau muống vì dễ tạo thành sẹo lồi và sẹo thâm cho vết thương hở.
3.6. Sử dụng kem trị sẹo ngay khi vết thương ướt
Một cách ngừa sẹo hữu hiệu cho vết thương hở, được chuyên gia hiện nay khuyến khích, đó là: hãy sử dụng kem trị sẹo kể từ giai đoạn 2 (xung huyết) trong quá trình liền thương. Đây là thời điểm “VÀNG” thúc đẩy tổng hợp collagen vừa đủ, hỗ trợ làm lành vết thương, tránh collagen tăng cao quá mức (gây ra sẹo lồi) hoặc thiếu hụt nghiêm trọng (gây ra sẹo lõm).
Ngoài ra, thời kỳ xung huyết cũng cho mức độ thẩm thấu và tác dụng của thành phần trị sẹo lên da tối ưu. Vì thế, nếu tìm được loại kem trị sẹo cho vết thương hở nào đáp ứng được điều này thì làn da của bạn có thể khôi phục vẻ đẹp mịn màng nhanh chóng.
Hiện nay, không phải sản phẩm nào cũng có thể sử dụng được ở giai đoạn 2 – khi vết thương còn ướt. Ngoại trừ một loại kem hỗ trợ trị sẹo đột phá mới, được đánh giá rất cao hiện nay, đó là Scargel Plus. So với các loại kem xóa sẹo khác trên thị trường, Scargel Plus chiếm trọn “cảm tình” của khách hàng nhiều hơn (đa phần là nữ giới), nhờ đem đến 4 ưu điểm vượt trội, giúp sẹo lánh xa – da láng mịn:
- Về kết cấu: Sản phẩm được điều chế với cấu trúc gel mỏng nhẹ, cho phép phân phối nhanh chóng thành phần kháng viêm khắp bề mặt da. Từ đó, tạo điều kiện cho hoạt chất cải thiện vẻ ngoài thẩm mỹ của vết sẹo, cũng như giảm tác động ở khu vực xung quanh.
- Về công nghệ: Kem hỗ trợ trị sẹo Scargel Plus sở hữu công nghệ độc quyền Neozone 4000 từ Italia, hỗ trợ can thiệp sớm ở giai đoạn sẹo ướt, tức là khi vùng da tổn thương mới kéo màng, lên da non, để hạn chế nguy cơ tạo sẹo.
- Về thành phần: Sản phẩm ứng dụng rất nhiều thành phần tự nhiên như Neozone 4000 0,15%, tinh chất nha đam, chiết xuất hành tây (allium cepa), collagen thủy phân. Không chỉ làm sạch, giảm đau và ngứa ngáy do sẹo, kháng viêm, kháng khuẩn, Scargel Plus còn tái tạo da, cải thiện độ đàn hồi, làm sáng vết thâm, cũng như tránh phát triển sẹo.
- Về hiệu quả: Scargel Plus được chứng minh lâm sàng hỗ trợ điều trị cho tất cả tình trạng sẹo xấu, bao gồm sẹo thâm mụn, sẹo thẩm mỹ, sẹo phẫu thuật, sẹo lồi hoặc sẹo lõm.
Gel hỗ trợ trị sẹo Scargel Plus giúp phái đẹp tạm biệt sẹo thâm xấu xí trên da nhờ công thức thiên nhiên ưu việt, cùng công nghệ Neozone 4000 hiện đại
Nhìn chung, trị sẹo vết thương hở là một quá trình đòi hỏi tính kiên nhẫn và cách thực hiện đúng đắn, để vừa làm mờ sẹo thâm hiệu quả, vừa ngăn ngừa sẹo mới xuất hiện. Bên cạnh ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để chăm sóc vết thương, bạn có thể dùng thêm kem trị sẹo vết thương hở Scargel Plus.
Với thành phần lành tính và tác động trúng đích ở giai đoạn 2, Scargel Plus là “dũng sĩ diệt sẹo” an toàn và hiệu quả dành cho bạn, góp phần ngăn ngừa những vết sẹo xấu, trả lại làn da đẹp mịn màng, tươi sáng không tì vết. Hiện tại, Scargel Plus đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc, bệnh viện và sàn thương mại điện tử trên toàn quốc. Để được tư vấn sử dụng Scargel Plus giúp hỗ trợ điều trị sẹo, vui lòng liên hệ Hotline 1800 599913.