Thực hiện cách sát trùng vết thương hở khi vừa xuất hiện trên da là nguyên tắc xử lý cần thiết. Tổn thương có thể rất nhỏ hoặc rất sâu và dù gặp phải vết thương thế nào, bạn đều phải sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng cách. Mục đích là để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Trong bài viết dưới đây, DottorPrimo hướng dẫn người bệnh 7 bước chăm sóc vết thương hở an toàn, đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế nguy cơ tạo sẹo. Hãy cùng tham khảo nhé!
1. ‘Nằm lòng’ cách sát trùng vết thương hở tại nhà với 7 bước
Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, bị thương ngoài da là điều không thể tránh khỏi. Tùy vào mức độ tổn thương, bạn nên áp dụng cách sát trùng vết thương hở phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn 7 bước xử lý tại nhà nhất định phải biết:
- Bước 1: Đầu tiên, hãy rửa sạch tay bằng xà phòng và thực hiện sát trùng cho dụng cụ sơ cứu. Tiếp đến là đeo găng tay đã được khử khuẩn để hạn chế tiếp xúc trực tiếp, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
- Bước 2: Sử dụng một miếng vải sạch hoặc băng gạc y tế để cầm máu. Nếu máu chảy nhiều hơn, hãy dùng tay ép trực tiếp vào vết thương để cầm lại. Trường hợp vết thương chảy máu liên tục trong 20 phút, hãy đi gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.
- Bước 3: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trong 5 – 10 phút. Lau nhẹ nhàng khu vực tổn thương bằng khăn sạch. Nếu vết thương có dị vật, hãy dùng nhíp đã khử trùng rút ra nhẹ nhàng, nhằm ngăn ngừa tác động xấu đến hệ thần kinh và mạch máu. Đối với vết thương hở, dài và sâu kèm theo dập nát tổ chức bên trong, người bệnh nên đi tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp, khâu phục hồi tổn thương.
Áp dụng cách sát trùng vết thương hở kịp thời giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, giảm nguy cơ tạo sẹo trên da
- Bước 4: Tiến hành sát trùng vết thương hở bằng dung dịch chuyên dụng. Không nên sử dụng oxy già, cồn iot thoa trực tiếp vào tổn thương vì điều này phá hủy tế bào hạt, tiêu diệt bạch cầu và tiểu cầu, khiến cho vết thương hở khó lành.
- Bước 5: Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ cho vùng da bị thương. Một số loại thuốc gây ra kích ứng không mong muốn nên người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, để thực hiện thoa lên đúng cách, kích thích vết thương phục hồi nhanh.
- Bước 6: Tiến hành băng bó để bảo vệ tổn thương khỏi tác động của bụi bẩn và vi khuẩn. Thông thường, đối với vết cắt nhỏ hoặc trầy xước nhẹ, bạn có thể không cần băng bó. Tốt nhất là hãy giữ thoáng để tổn thương mau lành. Trong trường hợp vết thương hở quá sâu, bạn nên sử dụng băng gạc quấn xung quanh. Tuy nhiên, cần lưu ý không được băng bó quá chặt, dẫn đến cản trở lưu thông máu và khiến vết thương chậm lành.
- Bước 7: Trong và sau khi thực hiện cách sát trùng vết thương hở, bệnh nhân nên quan sát, theo dõi thường xuyên để sớm nhận biết dấu hiệu của nhiễm trùng (nếu có).
2. Đâu là dấu hiệu nhận biết vết thương hở bị nhiễm trùng?
Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp khi người bệnh không xử lý vết thương đúng cách, dẫn đến hàng loạt dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Tụ mủ, xuất hiện dịch vàng hoặc dịch xanh lá xung quanh vết thương.
- Cảm giác đau nhức, sưng tấy và viêm đỏ tại vị trí tổn thương.
- Miệng vết thương rộng ra, xuất hiện mùi tanh khó chịu và có khuynh hướng lan đến khu vực lân cận.
- Cơn đau không hề giảm đi, dù cho đã áp dụng biện pháp khắc phục.
- Người bệnh trở nên mệt mỏi, yếu ớt, sốt hoặc khó thở.
3. Cách xử lý tình trạng nhiễm trùng vết thương hở tại nhà
Vết thương hở bị nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời là “thủ phạm” dẫn đến nguy cơ hoại tử. Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, khuyến khích người bệnh nên đi gặp bác sĩ, để được can thiệp nhanh chóng và đúng cách. Tùy theo vị trí, thể lực và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ đề xuất giải pháp xử lý phù hợp, nhằm khắc phục tình trạng nhiễm khuẩn:
- Vết thương bị sưng đỏ: Hãy rửa sạch bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. Sau đó, lau khô nhẹ nhàng bằng bông y tế.
- Vết thương đã khâu lại: Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước để không tái phát nhiễm trùng.
- Vết thương bị đau rát: Bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau kháng viêm.
- Vết thương bị nhiễm trùng nặng: Phẫu thuật được chỉ định nhằm loại bỏ mô bị hư tổn, không thể phục hồi do vết thương hở đã nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Vết thương có kèm dịch và mùi tanh: Bác sĩ tiến hành chọc hút, loại bỏ dịch mủ khỏi da để khắc phục tổn thương hở.
Trong trường hợp vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh nên đi gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ xử trí, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng
4. Một số lưu ý khi tự chăm sóc vết thương hở tại nhà
Dưới đây là lưu ý dành cho bệnh nhân tự chăm sóc, áp dụng cách sát trùng vết thương hở tại nhà:
4.1. Làm sạch vết thương hở ngay khi bị thương
Tại thời điểm vết thương xuất hiện trên da, bạn nên xử lý và cầm máu kịp thời. Dựa theo phân loại, nếu được sơ cứu trong vòng 6 giờ thì đây là vết thương sạch, không có nguy cơ biến chứng. Trường hợp tổn thương được sơ cứu chậm trễ (sau 6 giờ) thì lúc này, nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy mủ hoặc lở loét cao hơn rất nhiều.
4.2. Không rắc bột kháng sinh lên vết thương
Nhiều người cho rằng cách sát trùng vết thương hở hiệu quả là rắc bột kháng sinh trực tiếp lên da. Trên thực tế, đây là một thói quen sai lầm. Bột kháng sinh khi tiếp xúc với vết thương hở, có thể kéo theo kích ứng, sốc phản vệ tại chỗ và thậm chí tử vong nhanh chóng. Hơn hết, các loại bột kháng sinh tạo ra lớp vỏ khô bao phủ bên ngoài. Hậu quả là máu, bạch cầu và kháng thể bị cản trở, cơ thể không được bảo vệ tốt và từ đó, làm cho vết thương khó lành.
Tuyệt đối không rắc bột kháng sinh lên tổn thương vì điều này khiến vết thương khó lành lại
4.3. Băng vết thương vừa phải
Băng vết thương quá lỏng hoặc quá chặt đều ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Giải pháp tốt nhất là bạn nên băng vết thương vừa phải, duy trì độ ẩm thường xuyên bằng các loại kem dưỡng ẩm. Nhờ vậy, điều này giúp cho vết thương không trở nên thô ráp, đóng vảy và mất thời gian lành lại lâu hơn.
4.4. Lựa chọn thuốc bôi vết thương hở phù hợp
Một trong những cách sát trùng vết thương hở được bác sĩ da liễu khuyến khích là sử dụng thuốc bôi vết thương hở chuyên dụng. Trong đó, tiêu chí lựa chọn sản phẩm phù hợp, bao gồm: thành phần tự nhiên an toàn, khả năng sát khuẩn tốt và dùng được trong giai đoạn xung huyết (vết thương ướt), nhằm kích thích tái tạo tế bào, đóng vảy – lên da non, từ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Vết thương lên da non bị thâm là một tình trạng thường gặp, có thể phát triển thành sẹo thâm và tồn tại vĩnh viễn nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách. Vậy vì sao da non mới tái tạo lại bị thâm và cách khắc phục…
Hiện nay, Scargel Plus là gel thoa vết thương hở có tác dụng chữa lành tổn thương và ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Sản phẩm đến từ DottorPrimo – thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng với công nghệ Neozone 4000 (Ozone hóa dầu hướng dương) độc quyền từ Ý, có khả năng can thiệp khi vết thương còn ướt, hỗ trợ làm sạch, kháng viêm, kháng khuẩn và thúc đẩy vết thương mau lành, nhất là vết thương hở vừa và nặng, vết đứt rách da, côn trùng cắn hoặc vết mổ sau phẫu thuật.
Đặc biệt, Scargel Plus cũng được kiểm chứng an toàn cho da, nhờ thành phần thiên nhiên hoạt tính, bao gồm chiết xuất Hành Tây, tinh chất Nha Đam, Allantoin, Hyaluronic Acid và Collagen Thủy Phân. Những hoạt chất này không chỉ êm dịu với da, mà còn mang đến công dụng tuyệt vời như giảm đau, ngứa, thô ráp trong quá trình lành thương, ngăn ngừa nhiễm trùng, cấp ẩm và tái tạo hàng rào bảo vệ da. Nhờ đó, vết thương được phục hồi nhanh chóng, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo tối đa.
Sử dụng Scargel Plus ngay từ khi vết thương bước vào giai đoạn xung huyết không chỉ đẩy nhanh tốc độ lành thương, mà còn ngăn ngừa nguy cơ tạo sẹo
Với toàn bộ thông tin trên đây, hy vọng người bệnh đã nắm rõ cách sát trùng vết thương hở an toàn, đạt hiệu quả cao tại nhà. Tổn thương dù nhẹ hay nặng đều phải được xử lý kịp thời và đúng cách. Ngoài ra, cần chú ý theo dõi thường xuyên và khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ khắc phục, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.