10 cách không để lại sẹo trên mặt sau khi té, ngã, bỏng

lam sao de vet thuong khong bi tham 2

Làm sao để các vết thương vì té ngã hoặc bỏng không để lại thâm, sẹo là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, vết sẹo dù xuất hiện ở vị trí nào (mặt, tay, chân) đều làm giảm tính thẩm mỹ nghiêm trọng. Lúc này, áp dụng các cách ngăn ngừa sẹo càng sớm, giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng. Hãy cùng với DottorPrimo khám phá bí quyết lành thương, ngừa thâm sẹo trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân khiến vết thương lên da non bị thâm, sẹo 

Thông thường, vết thương lên da non bị sẹo thâm là do: 

  • Xử lý vết thương chậm hoặc không đúng cách, dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo. 
  • Dinh dưỡng không hợp lý như: ăn nhiều rau muống, thịt bò và hải sản khiến vết thương mưng mủ, gây ra tình trạng sẹo lồi
  • Người có bệnh tiểu đường hoặc đang hóa trị liệu ung thư dễ bị sẹo thâm so với người bình thường. 
  • Tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng. Càng lớn tuổi thì vết thương càng khó lành, nguy cơ để lại thâm, sẹo cao hơn. 

1. Làm sạch vết thương

Đối với vết thương nặng, phải can thiệp phẫu thuật khép miệng vết thương thì bạn nên đi gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách. Đối với vết thương nhẹ, cách không để lại sẹo hữu hiệu là:

  • Làm dịu và làm sạch vết thương bằng nước.
  • Khử trùng một chiếc nhíp bằng cồn. Sau đó, dùng nhíp loại bỏ mảnh vụn, bụi bẩn hoặc dị vật trên vết thương, để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rửa nhẹ xung quanh vết thương bằng xà phòng và lau khô bằng khăn sạch, trước khi tiến hành bước chăm sóc tiếp theo.

Lưu ý: Không nên làm sạch vết thương bằng muối iốt, rượu hoặc hydrogen peroxide (oxy già) vì điều này tổn hại đến các mô, khiến vết thương khó lành.

cách không để lại sẹo

Cách không để lại sẹo đơn giản là chăm sóc vết thương thật kỹ, từ bước sơ cứu cho đến khi vết thương đã đóng mài.

2. Cách không để lại sẹo trên mặt: Dưỡng ẩm vết thương

Vết thương bị khô có thể gây ngứa, khó lành và tăng nguy cơ để lại sẹo. Vì vậy, bạn nên thường xuyên bổ sung độ ẩm cho vết thương, bằng cách lựa chọn kem dưỡng ẩm chuyên dụng, dịu nhẹ và có thành phần lành tính, tránh kích ứng cho da.

3. Băng bó và thay băng thường xuyên

Làm sao để vết thương không bị thâm, sẹo? Đáp án là hãy băng bó và thay băng thường xuyên. Cách này giúp bảo vệ vết thương trước tác động của vi khuẩn, bụi bẩn. Ngoài ra, băng bó giúp dưỡng ẩm cho vết thương trong những ngày đầu, nhờ đó tốc độ lành thương có thể nhanh hơn.

Để tiến hành băng bó, bạn cần sử dụng băng gạc y tế hoặc băng dạng xịt, tạo ra một lớp màng polyesteramide bao phủ lên vết thương. Lưu ý, không băng bó quá chặt để tránh ảnh hưởng đến lưu thông máu, đồng thời hãy thường xuyên thay băng để giữ cho vết thương không nhiễm trùng.

cách không để lại sẹo thâm

Khi băng bó vết thương, bạn không nên băng quá chặt, để tránh cản trở lưu thông máu và gây ra cảm giác khó chịu.

4. Không bóc vảy vết thương đang lành

Khi vết thương đóng vảy và lên da non, bạn có thể cảm thấy ngứa và khó chịu. Lý do là lúc này, tế bào hồng cầu, fibrin và tiểu cầu đang kết hợp với nhau, để hình thành một lớp mài giúp da không bị thâm sẹo. Tuy nhiên, nếu chạm, gãi hoặc bóc lớp mài ấy đi, điều này khiến vết thương “hở miệng”, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra sẹo thâm nghiêm trọng.

5. Thoa kem chống nắng khi vết thương đã lên da non – Cách không để lại sẹo thâm

Thoa kem chống nắng là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi “làm sao để vết thương không bị thâm”. Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với vết thương, điều này tăng sản xuất Melanin, khiến vết thương sẫm màu và có nguy cơ bị sẹo.

Để giảm tác hại của ánh nắng, bạn nên che chắn cẩn thận (đội ngũ, mặc áo khoác, đeo kính râm), kết hợp thoa kem chống nắng (có chỉ số SPF lớn hơn hoặc bằng 30) trước khi ra ngoài. Sau mỗi hai giờ thì thoa nhắc lại thêm một lần, để tăng hiệu quả bảo vệ da.

cách không để lại sẹo trên mặt

Để tránh vết sẹo trở nên sẫm màu, bạn nên thoa kem chống nắng và chú ý che chắn cẩn thận.

6. Bổ sung thực phẩm tốt cho da

Ngoài chăm sóc da từ bên ngoài, bạn đừng quên cách không để lại sẹo từ bên trong. Cụ thể, hãy chú ý bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày các loại thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, chanh); vitamin E ( quả bơ, bông cải xanh, đu đủ); kẽm ( đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ). Đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho da, nhất là da bị thương và trong quá trình phục hồi.

Song song đó, bạn cũng phải hạn chế ăn đồ nếp, rau muống, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ cay nóng và chất kích thích. Bởi, tất cả món ăn – đồ uống này đều có tác động tiêu cực đến vết thương, như là gây ra ngứa, mưng mủ hoặc để lại sẹo trên da.

[Giải đáp] Vết thương hở bị sẹo kiêng ăn gì để nhanh phục hồi?

Bị sẹo kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người (đặc biệt là phái nữ) hiện nay. Theo đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình lành thương. Ngoài bổ sung dưỡng chất cần thiết thì còn có thực phẩm nên kiêng khem,…

7. Chế độ sinh hoạt điều độ

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng phải đảm bảo khoa học, giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Đối với cách này, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, kiểm soát stress và không vận động mạnh trong quá trình lành thương.

8. Áp dụng cách không để lại sẹo từ thiên nhiên

Dành cho những ai đang tìm hiểu “làm sao để vết thương không bị thâm”, bạn có thể sử dụng nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp như hành tây, nha đam hoặc mật ong để khắc phục thâm sẹo. Dưới đây là cách thực hiện chi tiết:

Nha đam: Gel nha đam rất giàu vitamin (A,C,E) và khoáng chất (Magie, Kẽm, Mangan), có tác dụng sát khuẩn, làm dịu vết thương, ổn định sắc tố dưới da và ngăn ngừa vết thâm hình thành.

  • Lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ để lấy phần gel.
  • Thoa trực tiếp gel nha đam lên vết thương.
  • Giữ trong 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước.

Hành tây: Hành tây có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ vết thương mau lành, đồng thời kiểm soát sự sản sinh của Collagen nên ngăn ngừa sẹo lồi/sẹo lõm hiệu quả.

  • Hành tây rửa sạch, cắt thành từng lát vừa phải.
  • Đắp lên vùng da bị thương.
  • Giữ trong 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.

cách để không để lại sẹo

Hành tây có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cho vết thương, qua đó giảm thâm đỏ và ngừa sẹo hiệu quả.

Mật ong: Sử dụng mật ong là cách không để lại sẹo trên mặt được nhiều người áp dụng. Mật ong hỗ trợ sát khuẩn, tái tạo tế bào, kích thích lành thương và hạn chế để lại sẹo.

  • Cho mật ong ra chén, dùng tăm bông thấm vào.
  • Sau đó, thoa đều lên vùng da bị thương.
  • Massage nhẹ nhàng trong 5 phút. Cuối cùng là rửa lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Với cách không để lại sẹo từ nguyên liệu thiên nhiên, tuyệt đối không áp dụng khi vết thương hở, chưa khép miệng hoàn toàn.

Bật mí cách trị sẹo bằng mật ong đơn giản có thể bạn chưa biết

Hiện nay, trị sẹo bằng mật ong là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến. Nếu kết hợp mật ong với hành tây, chanh, rau má, nghệ hoặc bột ngọc trai thì có thể bổ sung thêm dưỡng chất, cho vết thương hở mau lành và giảm…

9. Cách không để lại sẹo nhờ công nghệ thẩm mỹ

Dưới đây là 3 phương pháp giúp vết thương lên da non không để lại sẹo, thâm kém thẩm mỹ:

  • Microdermabrasion: Một trong những cách không để lại sẹo khi da bị trầy xước là áp dụng microdermabrasion (hay còn gọi siêu mài mòn da). Với kỹ thuật này, bác sĩ sử dụng một thiết bị đặc biệt, để loại bỏ tế bào chết, tái tạo tế bào mới và ngăn ngừa sẹo thâm.
  • Chiếu tia laser: Tia laser tác động đến collagen dưới da, mà không ảnh hưởng đến vết thương phía trên. Với collagen được sản sinh, điều này giúp lành thương nhanh hơn, hạn chế để lại sẹo.
  • Phẫu thuật: Đối với vết thương nghiêm trọng, bạn nên can thiệp bằng phẫu thuật, để thay đổi độ sâu, màu sắc và kích thước. Đồng thời, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, để ngăn ngừa sẹo thâm sau điều trị.

Lưu ý: Với điều trị thẩm mỹ, yêu cầu quan trọng là bạn phải thực hiện tại cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, để tránh biến chứng nguy hiểm cho da.

cách không để lại sẹo nhờ thẩm mỹ

Chiếu tia laser là cách không để lại sẹo trên mặt, nhưng bạn phải kiên trì áp dụng lâu dài và tuân theo hướng dẫn chăm sóc da của bác sĩ.

10. Dùng thuốc bôi vết thương không để lại sẹo

Bạn có biết, để ngăn chặn sẹo hình thành thì phải bôi thuốc ngay từ giai đoạn xung huyết (vết thương ướt). Mặc dù vậy, hầu hết thuốc bôi hiện nay chỉ sử dụng khi vết thương lên da non, vì thế nguy cơ để lại sẹo vẫn là rất cao.

Tìm hiểu thêm về sẹo ướt, giai đoạn VÀNG để điều trị sẹo:

Scargel Plus là một trong số ít thuốc bôi vết thương không để lại sẹo, có thể bôi lên sẹo khi còn ướt. Điều này nhờ vào công nghệ Neozone 4000 (Ozone hóa dầu hướng dương) độc quyền được DottorPrimo ứng dụng. Không chỉ kháng viêm, kháng khuẩn, cho phép Scargel Plus thoa lên vết thương từ giai đoạn xung huyết, mà còn cung cấp oxy cho tế bào, thúc đẩy tái tạo da và ngăn ngừa sẹo – thâm tối đa.

Chưa dừng lại ở đó, Scargel Plus nổi bật với bảng thành phần hoạt tính, hỗ trợ ngừa thâm trị sẹo như:

  • Chiết Xuất Hành Tây (Allium Cepa) giúp kiểm soát sự sản sinh Collagen – Elastin trong quá trình lành thương, ngăn ngừa hình thành sẹo lồi/lõm và giảm thâm đỏ;
  • Tinh Chất Nha Đam giảm tình trạng khó chịu (ngứa, đau, khô ráp) khi vết thương lên da non, đồng thời ức chế Melanin phát triển – nguyên nhân hình thành sẹo thâm.
  • Allantoin, Hyaluronic Acid và Collagen Thủy Phân giúp bổ sung độ ẩm, rút ngắn thời gian lành thương.

cách không để lại thâm sẹo

Bạn nên sử dụng thuốc bôi vết thương không để lại sẹo Scargel Plus ngay từ khi vết thương còn ướt!

Qua thông tin trên đây, hi vọng bạn đã có giải đáp cho câu hỏi làm sao để vết thương không bị thâm. Nhìn chung, bù là vết thương nhỏ hay nghiêm trọng, nguy cơ để lại sẹo vẫn là rất lớn nếu không được chăm sóc đúng cách. Chính vì thế, khi làn da bị tổn thương, bạn không nên chủ quan, mà cần áp dụng cách không để lại sẹo ngay từ sớm, từ đó vừa thúc đẩy lành thương nhanh chóng, vừa tránh được thâm, sẹo kém thẩm mỹ.

Chia sẻ:

Share on facebook
Share on twitter

Đăng ký nhận tin từ chúng tôi để nhận được những ưu đãi mới nhất